Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

ANH GỬI CHO EM

Đóng

ANH GỬI CHO EM

Anh gửi cho em những người lính đảo
Nơi con sóng chẳng bao giờ yên ả
Những yêu thương mang vị quê nhà
Gửi chút hương thơm cánh đồng lúa chín

Những ngọt ngào mang dáng mẹ vóc cha
Gửi những thiết tha ra tới Trường Sa
Nơi em đứng giữa biển trời lộng gió
Biển mặn mà pha vị ngọt quê ta

Những hòn đảo nằm trong tim đất mẹ
Có em cùng muôn vạn nỗi nhớ thương
Ôi đất nước với chiều dài của biển
Gửi cho em canh giữ giấc ngủ yên

Của mẹ, của cha của chục triệu con tim
Em đứng im trước ngọn cờ Tổ Quốc
Mặc xung quanh sóng nước trập trùng
Bởi trong em đất mẹ là vô cùng

Gói nhớ nhung trong tay chắc súng
Mắt dõi nhìn về phía kẻ thù xa
Sau lưng em là mẹ là cha
Là quê nhà anh gửi cho em đó

Hỡi những chàng lính đảo thân yêu !

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

TRUNG QUỐC XÁC NHẬN HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM




20/7/12- (GDVN) - Tấm bản đồ địa lý toàn Trung Quốc mang tên Hoàng trực tỉnh địa dư toàn đồ do Trung Quốc nghiên cứu và ấn hành cho thấy điểm cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam.

Tấm bản đồ cổ có tên Hoàng trực tỉnh địa dư toàn đồ được TS. Mai Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu thư viện - Viện Hán Nôm, hiện là Giám đốc trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam, đặc biệt cẩn trọng lưu giữ trong mấy chục năm qua, đã một lần nữa là cơ sở giúp các học giả dẫn dụng trong các nghiên cứu chủ quyền hai quần đảo Trường Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam.



Tấm bản đồ cổ có tên Hoàng trực tỉnh địa toàn dư toàn đồ chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa không phải của Trung Quốc

Theo sự chỉ dẫn của TS. Mai Hồng và quan sát của phóng viên, tấm bản đồ được in màu, ranh giới địa phận giữa các vùng miền được phân định rạch ròi, ghi chú chi tiết, cụ thể. Chất liệu của tấm bản đồ được làm từ vải, gồm 35 miếng ghép bằng giấy dán lên tấm vải, mỗi miếng có kích cỡ khoảng 20x30cm. Hơn nữa, phía trên của tấm bản đồ có khoảng 600 chữ Trung Quốc cổ nói một cách rõ ràng xuất xứ, niên hiệu, cũng như thời gian thực hiện tấm bản đồ này.

Theo đó, tấm bản đồ này được chính thức xuất bản năm 1904. Trước đó, Trung Quốc cũng đã từng diễn ra việc khảo địa dư đồ, nhưng chưa được chính xác và không có tỷ lệ chuẩn. Dưới sự chỉ đạo của triều đình nhà Thanh khi đó, tấm bản đồ Hoàng trực tỉnh địa dư toàn đồ chính thức hoàn thành.


TS. Mai Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu thư viện - Viện Hán Nôm, hiện đang là Giám đốc trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam đang chỉ cho phóng viên thấy ranh giới địa phận của Trung Quốc trong các lát cắt chụp từ bản đồ

Xin được trích một đoạn trong lời dẫn đầu của tấm bản đồ để thấy rằng, đây là một công trình vô cùng to lớn và mang tính chính xác cao: “Duy về cương vực của các thôn ấp, quận huyện ở các tỉnh đã có thay đổi đôi chút, cho nên xem chỗ nào thiếu thì bổ sung, chỗ nào nhầm lẫn thì đính chính sửa sang, làm bớt sai suyễn và làm sáng sủa hơn lên để khi nhìn vào đó thấy rõ ràng như nhìn vào lòng bàn tay, tại các cửa biển ở các miền duyên hải đều phỏng họa các đường thủy tàu thuyền ra khơi vào cảng…”, (TS. Mai Hồng dịch).

Cũng theo lời dẫn này, tấm bản đồ ra đời có công rất lớn của các giáo sĩ, họ là những người trực tiếp đi đo đạc, ghi chép và vẽ nên tấm bản đồ. Trong số đó, có ba vị giáo sĩ có nhiều đóng góp lớn đó là Lợi Mã Đậu (tên tiếng anh là Matteo Bicci), Thanh Nhược Vọng (Joannes Adam Schall Von Bell), Nam Hoài Nhân (Ferdinandus Verbiest), họ đã được ghi danh vào cuốn từ điển Từ Nguyên của Trung Quốc. Điều đó cho thấy, đây là những con người có thật, làm những việc có thật. Họ đã vẽ nên những điều tai nghe mắt thấy và không có gì có thể đổi trắng thay đen được.


Các giáo sĩ có công lớn trong việc lập nên "Hoàng trực tỉnh địa dư toàn đồ" được ghi danh trong từ điển Từ Nguyên của Trung Quốc

Cụ thể trên “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” chỉ vẽ đến đảo Hải Nam. Đảo Hải Nam trên bản đồ là điểm cực Nam lãnh thổ Trung Quốc và bản đồ tỉnh Quảng Đông, chứng minh các quần đảo ở Biển Đông nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Không chỉ có người Việt khẳng định “rành rành đã định ở sách trời” mà cả người Trung Quốc cũng phải công nhận điều đó trên giấy tờ. Tấm bản đồ này khiến cho những người Trung Quốc có tự trọng sẽ không còn phồng mồm, ngoác miệng nói rằng, Trường Sa, Hoàng Sa là của họ.

Nói về cơ duyên có được tấm bản đồ cổ này, TS. Mai Hồng nhớ lại: “Cách đây khoảng hơn 30 năm về trước, có một ông cụ biết tôi hay sưu tầm sách cổ nên đã mang đến bán cho tôi. Lúc đó, tôi không để ý lắm, chỉ nghĩ là bản đồ cổ thì mua. Nhưng từ khi tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng, tôi lục tìm tài liệu và vô tình phát hiện ra điều hiển nhiên trong tấm bản đồ cổ của chính người Trung Quốc”.

Từ đó, ông tìm hiểu, tra cứu và dịch để hiểu rõ hơn về lai lịch của tấm bản đồ này. Ngay khi thấy được tầm quan trọng của tấm bản đồ, ông đã tự nguyện tặng Bảo tàng lịch sử quốc gia mà không đòi hỏi một điều gì.

Năm Mậu Tý Khang Hy 47 (1708) đời vua Thanh Thánh Tổ Nhân Hoàng đế, Thánh Tổ nhà Thanh tuyển phái các giáo sĩ Bạch Tấn Lôi hiếu, Tư Đỗ Đức mỹ, chế tác Vạn lý thành đồ, sau hơn một năm (1710) thì công việc hoàn thành. Vua vui mừng, lại xuống chiếu cho [giáo sĩ] Phan Như Lôi hiếu, Tư Đỗ Đức mỹ vẽ bản đồ Mạch đại thành của Mông Cổ, Mãn Châu hợp thành [bản đồ của] hai tỉnh Trực Lệ và Sơn Đông.

Đến năm Tân Mão Khang Hy 50 (1711), vua sai các giáo sĩ đi tới khắp 13 tỉnh, đo lường đất đai tạo bản đồ Mạch đại “Thành Thang chuộng hiền”, đi về các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tây; Phùng Bỉnh, Chính Đức, Mã Nặc đi về các tỉnh Hà Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến, Giang Nam; Phí Ẩn, Hòa Phan - như đi về các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Quí Châu, Hồ Quảng.

Trải qua một năm bốn lần đọc duyệt, qui mô bắt đầu định hình. Các giáo sĩ đều được triệu tập về kinh đô để họ múa bút vẽ họa, sau hai năm công việc cáo thành với bức toàn đồ 15 tỉnh, tấu trình lên vua ngự lãm. Ngài vui khuyến khích bằng nghi lễ long trọng. Từ đấy các nhân sĩ Trung Hoa và phương tây sưu tập khảo cứu các dư đồ Trung Quốc. Đại để là gia cố bồi tập thêm từ các nguyên cảo của các giáo sĩ đã soạn thảo trước đây.

Ta không do dự về kiến văn cô lậu nông cạn của mình để mô tả bức họa này lại không dám tự khoe rằng chỉ một mình có nhiều công hơn cả tiền nhân. Duy về cương vực của các thôn ấp quận huyện ở các tỉnh đã có thay đổi đôi chút, cho nên xem chỗ nào thiếu thì bổ sung, chỗ nào nhầm lẫn thì đính chính sửa sang, làm bớt sai suyễn và làm sáng sủa hơn lên để khi nhìn vào đó thấy rõ ràng như nhìn vào lòng bàn tay, tại các cửa biển ở các miền diên hải đều phỏng họa các đường thủy tầu thuyền ra khơi vào cảng. Tự hỏi nếu mắc một lỗi thì sẽ lấy gì đề bù đắp đầy đủ cho cách nhìn của vạn con mắt? Nhưng nếu có tri thức tất sẽ nói được lời nói gồm chung thiện ý với mọi người.

Mùa xuân năm Quang Tự nhà Thanh Giáp Thìn (1904), Giám đốc [Chủ biện] đài Thiên văn ở Dư Sơn Sái Thượng Chất chép.

(Trích Địa dư toàn đồ các tỉnh của triều đình nhà Thanh)

Nguồn: Báo Giáo Dục

NỖI NHỚ CỦA HAI CHỊ EM

http://www.nto.com.vn/images/news/NTO_79201071813PMKT_400x300_1.jpg


Gửi nỗi nhớ về cho mẹ
Nỗi nhớ tòng teng, mắc trên đỉnh Tháp rùa
Mặt hồ lăn tăn gợn sóng...Hà Nội chiều mưa
Nỗi nhớ vỡ òa, ẩn hiện

Phố hàng Khay nhộn nhịp triền miên
Ướt sũng nỗi niềm
Giọt nước mắt chị lăn một thời kỉ niệm
Từng góc phố chưa một lần xa lạ
Dẫu xa nhà nỗi nhớ vẫn kề bên

Em giấu nỗi nhớ vào những vần thơ
Để nỗi nhớ chạy dài trên trang giấy
Kim Giang mùa này phượng đỏ
Cảnh cửa nhà mở ngỏ
Mẹ chờ con

Ừ nỗi nhớ
Vẫn chỉ là nỗi nhớ
Sao lênh loang tràn ngập cả giấc mơ

Hà Nội ơi nhớ đến ngẩn ngơ
Theo chị, theo em đằng đẵng tháng ngày
Da diết cơn say nỗi nhớ đọa đày
Khát khao thế một ngày trở lại
Nằm trong lòng của mẹ kính yêu
Hà Nội trong ta kín những biểu chiều

Em và chị hai chiều xa ngái
Lệch múi giờ nhưng đều ngóng ngày mai
Ta trở về đi trong lòng Hà Nội
Nhẩn nha đếm từ từ không vội
Kí ức ngày xưa của chị, của em !


Lúc này thèm được tâm sự quá chị à, có thể chị em mình còn có nhiều điều khác nhau nhưng chắc chắn nỗi nhớ thì không thể khác phải không chị, em nhớ mẹ, nhớ Hà Nội của chúng ta và tất cả mọi người chị ơi!

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

GÓP ĐÁ XÂY TRƯỜNG SA





Em này hãy chứng tỏ lòng yêu nước và biển đảo quê hương của em mạnh mẽ như tình yêu của em dành cho anh và anh cũng vậy...Mình cùng góp đá ra xây dựng Trường Sa em nhé!

Tôi xin gửi hồn tôi
Vào những viên đá nhỏ
Để mọi người thấy rõ
Tình yêu dành cho em
Những viên đá có hồn
Mang trí khôn người Việt
Với tình yêu bất diệt
Cho Hoàng Sa, Trường Sa

Biển Đông rộng bao la
Biết bao đời ông cha
Vượt bão táp phong ba
Để khẳng định chủ quyền
Biển đảo và đất liền
Nối tình yêu hai đứa
Và em ơi lần nữa
Gửi đá xây Trường Sa

Giữ lấy cây phong ba
Cây bàng vuông lá đỏ
mà bao lần em ngỏ
Muốn mang về quê ta

Biển trời xanh bao la
Mang trong mình lịch sử
Chống ngoại xâm giặc dữ
Hàng chục đời ông cha
Và bây giờ chúng ta
Thay ông cha em nhé!

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

BĂM NÁT THỜI GIAN

 Băm thời gian thành từng phần riêng biệt
Ngày...đêm
Rồi lẩm nhẩm đếm
Thêm
từng giờ, từng phút
Ôi nỗi nhớ cứ chồng lên nỗi nhớ
Như hơi thở
Chưa một lần  dang dở
Em bây giờ xa ngái núi rừng mơ
Có biết đâu anh mãi mong chờ
Khắc khoải...xé tan từng khoảnh khắc
Con sóng lòng dồn dập như chiếc đồng quả lắc
Tích tắc...tích tắc
Đong đưa kỉ niệm bên nhau
Như cánh võng treo hai đầu vô định
Giữa màn đêm tĩnh mịch
Trái tim rung rinh
Chao đảo
Ước ao một phút ngọt ngào
Gió ơi đừng thì thào qua khe cửa
Để anh buồn bốc ngọn lửa nhớ thương
Xin trăng đêm một chút vấn vương
Đừng tàn sớm để sương đêm lạnh
Nỗi cô đơn một bóng hình cô quạnh
Anh âm thầm băm nát chuỗi thời gian!

Băm thời gian thành từng phần riêng biệt
Ngày...đêm
Rồi lẩm nhẩm đếm
Thêm
từng giờ, từng phút
Ôi nỗi nhớ cứ chồng lên nỗi nhớ
Như hơi thở
Chưa một lần  dang dở
Em bây giờ xa ngái núi rừng mơ
Có biết đâu anh mãi mong chờ
Khắc khoải...xé tan từng khoảnh khắc
Con sóng lòng dồn dập như chiếc đồng quả lắc
Tích tắc...tích tắc
Đong đưa kỉ niệm bên nhau
Như cánh võng treo hai đầu vô định
Giữa màn đêm tĩnh mịch
Trái tim rung rinh
Chao đảo
Ước ao một phút ngọt ngào
Gió ơi đừng thì thào qua khe cửa
Để anh buồn bốc ngọn lửa nhớ thương
Xin trăng đêm một chút vấn vương
Đừng tàn sớm để sương đêm lạnh
Nỗi cô đơn một bóng hình cô quạnh
Anh âm thầm băm nát chuỗi thời gian!


Băm thời gian thành từng phần riêng biệt
Ngày...đêm
Rồi lẩm nhẩm đếm
Thêm
từng giờ, từng phút
Ôi nỗi nhớ cứ chồng lên nỗi nhớ
Như hơi thở
Chưa một lần  dang dở
Em bây giờ xa ngái núi rừng mơ
Có biết đâu anh mãi mong chờ
Khắc khoải...xé tan từng khoảnh khắc
Con sóng lòng dồn dập như chiếc đồng quả lắc
Tích tắc...tích tắc
Đong đưa kỉ niệm bên nhau
Như cánh võng treo hai đầu vô định
Giữa màn đêm tĩnh mịch
Trái tim rung rinh
Chao đảo
Ước ao một phút ngọt ngào
Gió ơi đừng thì thào qua khe cửa
Để anh buồn bốc ngọn lửa nhớ thương
Xin trăng đêm một chút vấn vương
Đừng tàn sớm để sương đêm lạnh
Nỗi cô đơn một bóng hình cô quạnh
Anh âm thầm băm nát chuỗi thời gian!

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

CHUYỆN XÓM A - Phần 2

Viết nốt phần 2 sau ngày sinh nhật...còn tiếp nhé!
Xóm As dạo này nhộn nhịp bởi sự quan tâm của tất cả những người có lương tri và hiểu biết luật pháp, suốt ngày xóm nhộn nhịp lời bàn ra tán vào về sự đúng sai cũng như một số kẻ cơ hội muốn nhân cơ hội tranh chấp của Việt và lão Trung bẩn để kiếm chác chút lợi lộc...
Từ khi Việt mua được dàn gậy của chị Nga và một số người khác cũng như đóng, mua thêm thuyền để giữ hồ Đông lão Trung bẩn ngày càng cay cú, cái âm mưu chiếm hồ của lão xem ra ngày càng khó khăn ngay cả những đứa con của lão cũng có những đứa có học thức cũng lên tiếng phản đối. Địa vị của lão trong gia đình cũng giảm sút uy tín trầm trọng. Trằn trọc cả đêm lão bèn dở sách binh pháp Tôn tử ra đọc rồi chép miệng khi ra quyết định dùng chiêu " Vừa ăn cắp vừa la làng " Trong cái bế tác khi con cái không đồng lòng, lão bèn họp kín gọi mấy thằng con côn đồ nhất ra giao nhiệm vụ theo kế sách hắn chọn.
Mấy thằng con vừa ngu vừa tham được lão cho là giữ được dòng máu và zen di truyền của tổ tiên, bèn gióng thuyền dạo quanh hồ Đông khiến gia đình Việt vô cùng bức xúc, một số đứa con đã lên tiếng đòi Việt phải cứng rắn hơn... Việt tuy hiền lành nhưng là người học sâu hiểu rộng và được giữ cuốn đánh chó dữ nhà của ông bà để lại trong đó có ghi cụ thể những sách lược để giữ nhà giữ hồ Đông mấy ngàn năm qua.
Tuy vậy Việt còn chần chừ lắm! Đánh thì đánh chứ Việt không sợ dù thế yếu hơn hẳn nhà chị Phi có bà Mỹ là cô đỡ đầu, nhưng đánh phải bảo toàn được trọn vẹn đất đai còn đánh mà yếu thế để lão trung bẩn chiếm thêm thì cứ nhịn và đưa ra hội đồng xóm bảo vệ sướng hơn chứ Thằng Trung bẩn có mua tàu thuyền to và nhiều nhưng nó cũng đếch đủ xăng dầu nhiên liệu để bơi vòng quanh hồ hàng ngày bởi nhiên liệu thời kì khủng hoảng này tác động và ảnh hưởng lắm đến cuộc sống chung. Việt nói với các con : Hồ Đông đẹp nhưng nếu đẹp mà không có tàu thuyền qua lại thì không khác gì hồ chết, thôi thì sức còn yếu mà lão Trung cũng chẳng làm gì được bởi giấy tờ pháp lý và nguồn gốc lịch sử của hồ thì nhà mình nắm giữ và được công nhận. Mình chỉ giữ những phần còn lại và đấu tranh đòi lại những cái lão Trung bẩn chiếm thôi, chứ cũng chả tham gì cái hồ mênh mông này của ai lấy giữ, nhưng cùng nhau đoàn kết lại cùng giữ từng phần của các gia đình bởi lão Trung bẩn muốn chiếm trọn hồ.
Cách mấy hôm lũ con lão Trung bơi thuyền trên hồ gặp thuyền nhà Việt ra đuổi, lão Trung to mồm đổi trắng thay đen nói thuyền của các con lão đuổi thuyền nhà Việt, Chẳng nói gì Việt chỉ nhẹ nhàng đưa chuyện này ra xóm kể và đính chính lại.
Ngay lập tức cả xóm cùng lên tiếng chỉ trích lão Trung bẩn lại định dở trò ăn bẩn, lão Trung muối mặt nhưng trơ trẽn về nói với các con ta lại bị Việt vả cho xưng mồm rồi ! Việt nó khôn quá, chẳng cần động chân , động tay nhưng lại mượn sức người đánh lão...thực ra lão trung bẩn bị đánh đòn này nhiều lần nhưng đau thì ít mà nhục thì nhiều, bởi lần nào hội đồng xóm cũng nói lão sai. lão tham, lão bẩn...
Còn Việt chỉ tủm tỉm cười và âm thầm chờ đợi một trận đánh đòn thực sự như ông cha Việt từng đánh đuổi tổ tiên nhà lão trung hàng ngàn năm qua. Bởi Việt bây giờ con cái tuy ít nhưng đều lớn và giỏi giang như ông bà xưa chứ không giống nhà lão trung bẩn, con cái thì đông nhưng chẳng ra gì ngoài cái zen bẩn của lão, và Việt cũng biết lão Trung vào thời điểm này cũng không dám đối đầu trực diện bởi có thể lão mất cả chì lẫn chài khi công lý và lẽ phải thuộc về nhà Việt...nên có cùng lắm lão chỉ dám ăn vụng thôi, tuy vậy cũng phải đề phòng và giữ gìn chứ không cái hồ còn mãi mãi xảy ra cái sự ăn bẩn khi lão Trung còn chưa nhận ra đúng sai.

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

CHUYỆN XÓM A

Nhà Việt ở ngay cạnh nhà lão Trung bẩn từ bao đời nay. Nơi đây xưa vốn hoang sơ và khai khẩn nhưng lão Trung ăn lắm đẻ nhiều nên cật lực lấn chiếm đất đai xung quanh để độc chiếm cho mình, có lẽ chính vì vậy mà mọi người gọi lão Trung là "Trung bẩn "


Cái sự bẩn của lão không chỉ lem luốc bên ngoài, mà bẩn từ tâm đến tính và đặc biệt là cái mồm.ai hở cái gì lão cũng rình rập trộm cướp không hề từ bất cứ thủ đoạn nào, tuy nhiên ngoài mặt thì lão luôn tươi cười với cái miệng dẻo như kẹo kéo...Vô phước cho ai mà gặp lão không sớm thì muộn cũng bị lão liếm mất một chút ít gì đó dẫu những thứ ấy nhà lão ê hề chứ đừng nói những thứ lão không có. Phía đông xóm có cái hồ to do cha ông Việt phát hiện và cải tạo cũng như khai thác từ thuở hồng hoang cũng chính cái hồ này là nơi giao lưu thông thương thuận tiện hiện nay và đặt tên là hồ Đông. Việt chân chất thật thà, ai cũng cho qua lại và giúp đỡ khi khó khăn, Hồ Đông đẹp và rộng gần hồ có hai ụ đất thiên nhiên mà ông bà Việt gọi là đảo Hoàng và đảo Trường, 2 nơi ấy thật đẹp và đắc địa nhưng nhà neo người Việt chỉ cho mấy đứa cháu ra trông nom. Vào năm 1974 lợi dụng gia đình Việt lục đục nội bộ lão Trung bẩn bèn huy động cả lò cả động hang hốc, gốc rễ với tay dao, tay búa ra đấy chiếm lấy và nhận là của mình. Chưa dừng cái bẩn ở đấy lão còn ngấp nghé chiếm luôn đảo Trường...năm 1988 lão vẫn dở thói bẩn như cũ để chiếm đoạt đảo Trường nhưng bất thành ngoài việc chiếm được mấy cồn con con ...điều ấy bởi nhà Việt tuy neo người nhưng con cháu đã biết ý thức đoàn kết và giữ gìn tài sản của cha ông để lại...Lão Trung bẩn chiếm không được lại bị cả xóm xúm vào chửi " Mả cha thẳng Trung bẩn ăn bẩn quen đến nỗi đông như thế mà ăn không nổi lũ con cháu nhà Việt "


Xóm AS là xóm nơi Việt và Trung ở cũng chẳng ra gì nên đèn nhà nào nhà ấy rạng, nhưng từ ngày  biết cái sự bẩn thỉu gớm guốc của lão Trung nên cả xóm đã bắt đầu thân thiện điều này cũng là quy luật tất yếu, từ nhà bà Sinh đến nhà ông Phi vốn trước không thân thiện gì mấy mới Việt nay cũng nhích lại để sinh tồn chống lại cái dơ bẩn ô uế của lão Trung.


Lão trung từ ngày không chiếm được hồ bèn nghĩ chiêu khác ...lục lọi tung cả nhà lão tìm thấy trong thùng giấy vệ sinh được mẩu giấy lộn nhem nhuốc mà theo như tự dạng chữ thì chắc của ông cố nội lão, trên ấy vẽ cái hồ Đông với những vệt đứt quãng chắc là ông nội lão ngày xưa cũng ăn bẩn muốn chiếm nhưng không thành nên bỏ đi, lão Trung như bắt được vàng bèn rêu rao, gia phả nhà lão có ghi hồ Đông của nhà lão! Tiếc một điều cả xóm trên lẫn xóm dưới chả ai công nhận. Nhưng với tính bẩn và tạp ăn di truyền lão không từ bỏ, chiều chiều lão tụ tập đám con cháu lại bắt đọc gia phả và nhớ điều ấy dẫu trong đám con cháu lão có đứa nói cha già mà ngu nhưng được cái to mồm nói càn...dù vậy phận làm con chúng chỉ nghĩ và nhận xét với nhau chứ không dám cãi cha, với lại tính bẩn đã ăn sâu vào máu chúng từ nhiều đời nên chúng biết sai vẫn nghe lời nên suốt ngày quậy phá không để hồ Đông lặng sóng ngày nào.


Phần Việt và các gia đình yếu thế nên chỉ phản đối và nhịn nhưng âm thầm trang bị gậy gộc chờ cha con lão Trung khi làm quá với phang cho chừa như bao đời nay...Câu chuyện hồ Đông chưa dừng ở đây, sẽ còn ly kì hơn về vụ lão Trung bẩn bị Việt vả cho xưng mồm...tôi xin kể sau, giờ này ra xem Việt vừa sắm được những cây gậy đánh chó bẩn đã...mời các bạn đón nghe sau!