Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015
TẾT LÍNH
Tết lính và những kỉ niệm của một thời trai trẻ cầm súng khó có thể kể hết được nhưng đây là một cái tết lính có chung kỉ niệm lớn nhất với rất nhiều người trong đó có nó. Trong cuộc sống cứ nhắc tới tết là người ta nghĩ đến tết tây ( dương lịch ) hay tết cổ truyền ( âm lịch ). Nhưng với tôi và không ít người trên đất nước này có thêm một ngày tết riêng cho thời trai trẻ của mình hiến dâng cho Tổ quốc bên ba lô và cây súng. Mùa đông biên giới trên các cao điểm lạnh buốt giá bỗng xôn xao nhộn nhịp làm không khí như ấm hẳn lên. Ngày mai 22/12 ngày tết lính, khác với mọi cái tết bởi nó không có bánh chưng, không câu đối đỏ vậy mà cả doanh trại háo hức dọn dẹp vệ sinh trang trí cho thật đẹp bằng những đôi tay tài hoa của người lính và hoa dại nơi rừng sâu những tờ báo tường được viết và trang trí đa dạng màu sắc và hoa văn rất lính ấy khiến nó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí mỗi người. Gần nửa năm cả đơn vị chưa biết đến mùi vị của miếng thịt, bữa cơm chỉ toàn muối trắng và canh bằng đậu tương được anh nuôi chia rất chính xác mỗi mâm 2 muổng hạt đậu tương và còn lại là nước, rau rừng thì mâm nào mâm đó tự cải thiện nhờ sự chăm chỉ và may măn củ núi rừng và thiên nhiên. Tết phải khác, tiểu đoàn được nhận hẳn một con lợn to tại hậu cần sư đoàn cách nơi đơn vị đóng quân 30km đường rừng. Vui quá, háo hức quá đi chứ, lợn chưa đi nhận về mà cánh lính đã ngồi tả các loại món ăn chế biến từ nó khiến ối anh yết hầu cứ chạy lên chạy xuống vì nuốt nước miếng thèm trong cảnh chờ đợi. Lâu lâu lại chạy ra ngó xuống con đường mòn dưới chân núi xem cánh nhận lợn đã về chưa... Lợn chưa về mà cả đơn vị bỗng bừng lên náo nhiệt khi đoàn Dân - Chính - Đảng của huyện lên thăm, đây mới thực sự là tết khi cánh lính nhà ta thây những cô gái trẻ trong đoàn, chuyện lợn, chuyện ăn giờ như quên lãng, từ cởi trần, quần đùi chỉ máy phút chả ai nhắc tất cả đã tinh tươm quân phục mới nhất, sạch nhất và lành nhất được mang ra khoác lên người, đoàn làm việc với ban chỉ huy mà sân tiểu đoàn cánh lính lượn như đèn cù, lẩm nhẩm đêm thấy ( Đại đội ) nào cũng có một vài anh xuất hiện. Sân tiểu đoàn hôm nay có vẻ mới lạ bởi sự xuất hiện của các cô gái văn công và đặc biệt nhất là một chú bò to được cột ngay gốc cây móc mật khiến nóng càng thêm nóng, giá lạnh mùa đông hình như biết thế mà tránh đi nơi khác. Rôm rả bàn tán văn nghệ sẽ diễn ra ở đại đội nào và trong những khuôn mặt vui mừng ấy không ít nỗi lo âu của tất cả bởi ai cũng có thể rơi vào phiên gác, trực ban đơn vị... Nỗi lo ấy rồi cũng thấu tận trời xanh nên thằng Tiến lé liên lạc viên tiểu đoàn lượn xuống báo tin, đoàn văn công sẽ có mặt đều cả 3 đại đội giao lưu và văn nghệ, con bây giờ các C cử người lên tiểu đoàn bộ tham gia thịt bò và nhận phần. Nó nói xong cánh lính như được dùng doping bỗng rú lên nhảy nhót , hát hú vang cả một góc núi. Niềm vui tới tấp niềm vui khi thịt về và đại đội quyết định từng trung đội tự chế biến theo điều kiện của trung đội chứ bếp ăn đại đội nghỉ chỉ cơm canh như mọi ngày. Sướng ôi là sướng với quyết định sáng suốt ấy, mới nghe thôi mà cánh lính đã phân công nhau vào rừng kiêm gia vị và rau để chế biến. Thịt về thằng Trung phệ nhăn nhó vì chia trên tiểu đoàn không đều và phần nhiều thịt phần ít thịt nhiều xương, giờ nó càng nhăn nhó hơn khi đống thịt xương đổ ra sân và nó lại phải chia...Cứ xe xong một miếng thịt to là nó lại cầm trên tay nâng nâng ước lượng và mắt nheo tít lại như ngắm bắn để đong đo rồi vứt làm 3 phần, miệng nó lầu bầu chửi ( mẹ cha nó , ông đố thằng giáo sư, tiến sĩ nào mà chia được cho bằng nhau trong cái cảnh không có cân như thế này ). Cánh lính thì vây xung quanh hối thúc nhanh để còn chia tiếp thịt lợn và nấu ăn cho kịp. Tiểu đội nó vốn quậy nhất đơn vị bởi sự bạt mạng cũng như hào hoa trong cách ăn, cách chơi ngày lễ tết. Nhưng hôm nay co cụm thì thào rất bí mật, và quyết định đưa ra là bộ quân phục vừa bóc tem của nó và chiếc chăn quân nhu của thằng Dũng híp phải hy sinh để mang xuống bản đổi rượu. Thôi rồi còn đau đớn nào hơn khi chia tay bộ quân phục xanh rì mới coóng lại nhất là có gái xinh xuất hiện...nhưng luật lệ là thế cấm cãi. Nghe thế nó chỉ biết ngậm ngùi vào cởi bộ quân phục mới toanh ra đưa cho thằng Chiến lùn đi xuống bản. Chiều tối hôm nay vui nhất cơm rượu thịt nhờn môi, mặt thằng nào thằng nấy rạng rỡ như hoa mặt trời, lạnh cũng ăn thua, gió cũng không ăn thua, sân đại đội đã dựng xong sân khấu...Nó được chính trị viên phân công lên đọc bài thơ “ Điểm Tựa “ của bác Hữu Thọ, ngồi ôm cuốn sổ tay nó lẩm bẩm tụng kinh chờ đến giờ G. Tối thật vui, ánh lửa bập bùng đèn măng xông sáng rực, nhìn vào màn đêm những vệt đèn pin loang loáng xẻ ngang, xẻ dọc khắp 1 vùng đơn vị đóng quân. Tiếng hát âm vang núi đồi, chỉ có đàn và hát đơn ca, đồng ca, múa các loại chẳng có dàn âm thanh khủng như bây giờ nhưng tiếng hát sao mà cao vút lên tầng không xé tan sương mù, xua bật gió rét. Tới nó lên biểu diễn, nó bước thật hùng dũng và bước lên cái sân khấu tre nứa ấy bỗng nghe cái roạc, đầu gối nó mát lạnh gió cứ theo đó mà hành quân luồn sâu vào bộ chỉ huy. Mặt nó đỏ dừ, nữa muốn lui xuống đi kiếm cái quần khác thay nhưng tiêng la hét và vỗ tay của đồng đội như đẩy nó lên sân khấu. Không thể lùi được nó quyết tiến lên hoàn thành nhiệm vụ. Bài thơ “ Điểm Tựa “ vốn là bài tủ của nó lên nó cũng không khó khăn cho lắm để hoàn thành. Đọc xong bài thơ đến bài tự nó sáng tác, giờ nó dạn dĩ và tĩnh bơ khi áp lực trống gối chỉ là chuyện nhỏ. Tiếng ghi ta đệm của anh Mông Văn Dâng hòa vào giọng đọc khiến không khí trầm lắng lại sau hai bài thơ ấy. Cô gái Tày vừa hát xong điệu then chạy ra chỗ nó nói chuyện, nó vênh ngực tự hào trong con mắt thèm thuồng ganh tị của ối thằng. Đêm như mềm hơn khi tất cả ngồi quây quanh đống lửa bập bùng tự hát hò và tâm sự, giao lưu, riêng nó cứ ngồi lâu lâu lại cái áo bông trấn thủ ủ lấy đôi đầu gối khiến nó mất tự tin khi có thêm cô bạn mới bên cạnh. Giá như thế này cho đến sáng thì đêm đông hôm ấy đẹp biết bao nhiêu. Vòng tròn bỗng nhiên cứ lác đác tan vỡ ngắt quãng với khuôn mặt nhăn nhó của những người đứng dậy chạy vội vã như có báo động. Ngày càng nhiều bật dậy lao như điên vào rừng sâu. Ngộ độc, ngộ độc tập thể bởi trong đám rau dại và nấm rừng ấy có một loại nấm độc, nhưng may mắn số lượng ít không gây tử vong. Cả cái bệnh xá 18 của sư đoàn nằm la liệt lính đại đội nó và 1 phần đoàn văn công trong đó có đủ các thành phần từ thủ trưởng cho đên lãnh đạo huyện. Người nào khỏe thì vài ba ngày xuất viện về còn lại thì người một tuần, người chục ngày. Nàng Thúy văn công cũng yếu như nó và hình như cả hai đều muốn yếu nên bịn rịn nằm lại hơn chục ngày. Nó quen nàng từ ấy và chuyện của nó với nàng hình như đã tiêt lộ từ chuyện “ Cho một thời tôi yêu “với cả nhà rồi. Tết lính và những kỉ niệm của một thời trai trẻ cầm súng khó có thể kể hết được nhưng đây là một cái tết lính có chung kỉ niệm lớn nhất với rất nhiều người trong đó có nó. Một cái tết không có sự chia tay, tiễn đưa và những cái ôm quyến luyến như tết trước nhưng nhớ mãi ...nhớ mãi không bao giờ quên.
Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015
Nỗi nhớ mùa Đông
Nỗi nhớ mùa Đông
Mưa tầm tã, những cơn mưa miền Trung kéo dài lê thê và nổi tiếng cả nước, kèm theo nó là bầu không khí ẩm ướt với cái se lạnh đến khó chịu.
Khoảnh khắc giao mùa khiến cho con người ta cứ lâng lâng buồn, nữa như muốn níu kéo lại cái lãng mạn của mùa Thu, nửa muốn nó đi cho nhanh để chào đón những mùa khác...
Hà Nội cũng chớm lạnh rồi, mẹ bảo lạnh khó chịu lắm không như mọi khi. Chả hiểu cái lạnh đầu Đông năm nay ra sao nữa, thèm và nhớ quá!
Mùa Đông Hà Nội với mình sao không có cái cảm giác lạnh lẽo như người ta vốn nghĩ nhỉ... Có lẽ nó mang một màu sắc nổi bật như cổ tích vậy, co ro bước ra đường tự nhiên thấy ấm hơn khi ngồi trong nhà bởi đập vào mắt sẽ là đa dạng các loại màu sắc của trang phục mùa Đông, thôi thì đủ loại quần áo với mũ và khăn quàng, nhờ vậy mà nó ấm lên trong mắt chăng?
Ai đã từng có cái diễm phúc chạy xe dạo quanh phố phường Hà Nội để cho từng cơn gió buốt cóng hết cả mặt, cái lạnh luồn qua từng lớp vải cù vào da thịt mới thấy cái nhớ, cái lưu luyến của mùa đông. Khi đã chán với những con đường khu phố ta có thể dừng chân xà ngay xuống vỉa hè với cốc trà mạn nóng hổi và thơm ngất, nhấp từng ngụm cho cái nóng lan tỏa dần vào từng mạch máu của cơ thể, hay ngồi hít hà bên đĩa ốc luộc với mắm chanh, gừng thiệt cay...
Nhớ quá những mùa Đông Hà Nội bởi cái đặc thù riêng chẳng nơi nào có được. Nó không trắng xóa với băng tuyết như các nước khác, cũng không u ám và xám xịt bầu trời như ở một số nước đông nam á lân cận... Mùa Đông Hà Nội khi ngước lên ta sẽ thấy một vòm xanh ngát bởi những hàng cây cổ thụ chưa kịp thay lá, điều đặc biệt ấy khiến ta có cảm giác trời trong xanh hơn... Còn ai muốn phóng tầm mắt rộng hơn và xa hơn hãy chạy lên cầu Long Biên, Chương Dương hay xuôi về Cầu Giấy nên cầu Thăng Long đứng trên những thành cầu nhìn nước sông Hồng đỏ cuồn cuộn chảy với những bãi đậu, ngô xanh mơn mởn hai bên bờ với những khu nhà san sát, chen chúc nhấp nhô ta chợt thấy tâm trạng mình như lớn hơn, rộng hơn theo tầm mắt.
Có thể lững thững dạo quanh những Hồ Tây, Hồ Gươm, Trúc Bạch thả hồn theo cái không khí nơi đây mà tận hưởng, ta sẽ cảm nhận được cái thần, cái thơ của HN, cứ đi một hai vòng đến khi mỏi chân là có thể tạt ngay vào các ngôi đền, chùa cổ quanh hồ với tiếng chuông vang lên trong không gian thanh tịnh với hương trầm ngào ngạt. Tất cả quyện vào ta đến độ thăng hoa và ấm áp khiến cái lạnh mà không lạnh.
Hà Nội luôn đi vào tâm trí của những con người đã và đang sống với nó không chỉ với mùa Đông mà quanh năm với không gian kiến trúc, với quần thể và khí hậu khác biệt chưa từng có.
Lại mưa nữa rồi cái mưa xứ Quảng không đẹp, không thơ nhưng cũng làm cho con người ta nhớ bởi nó nhắc đến những trận bão lũ đến kinh người. Lạnh không bao nhiêu nhưng do tiết trời đầu Đông khiến nhớ da diết, cái mùa Đông Hà Nội.
Năm ngoái chị về, mình được tận hưởng một mùa Đông thật tuyệt vời, được ôm chầm lấy mẹ rúc đầu vào ngực hay nằm gối đầu lên đùi mẹ, nũng nịu như trẻ con bắt mẹ nhổ tóc sâu dù vẫn biết ở cái tuổi "cổ lai hy" mẹ chẳng thể nhổ được một cọng nào và rồi đi cùng các bạn, dạo quanh Hồ Gươm cả ngày, đên tối mịt hai chị em mới về bên nồi lẩu nghi ngút khói, dẫu bụng no cành nhưng hai chị em cũng nhắm mắt, nhắm mũi mà ăn sợ mẹ buồn...
Rùng mình khi cơn gió ào qua cửa sổ với tiếng mưa như trút xối xả ngoài kia, chợt thấy lòng nao nao khi nhớ mùa Đông Hà Nội.
Ừ! Đông đã về rồi nỗi nhớ ơi.
Đinh Văn Hồng.
Tìm 1 tấm hình minh họa thây bài viết của mình trên một trang mạng, theo nguồn dẫn thì lại trích từ một tờ báo mạng.
Khổ thân tác giả viết xong mà chả biết nó lại có hành trình như thế với tác phẩm của chính mình.
http://vnexpress.net/…/nho-da-diet-mua-dong-ha-noi-2423931.…
http://mùađônggõcửa.vn/?page=newsDetail&id=824098&site=39080
Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015
CÓ THỂ
CÓ THỂ
Có thể tình yêu...
Anh dành cho Trường Sa chưa lớn
Chưa mênh mông như sóng nước Biển Đông
Nhưng trong anh là dòng máu Lạc Hồng
Cứ cuồn cuộn như trăm sông về biển
Có những điều đôi khi không thể hiện
Lắng trong lòng sâu dưới đáy đại dương
Nơi tôm cá tung tăng bơi lượn
Quanh Trường Sa, Nam Yết, Sinh Tồn
Anh muốn hóa mình thành nụ hôn của biển
Cứ mỗi ngày ôm thắm thiết đảo xa
Đâu Đá Lát, đâu Sơn Ca
Mắt nhạt nhòa ngóng về nơi - Tất cả
Chín mươi triệu con tim hối hả đêm ngày
Anh ước mình thành cánh chim bay
Say mê ngắm những đảo chìm, đảo nổi
Đây Phan Vinh, Thuyền Chài, Tiên Nữ
Kia Song Tử, An Bang mắt hướng về Dàn
Giữa muôn vàn sóng nước bao quanh
Mỗi trái tim hồng rực giữa biển xanh
Điểm tô thắm ba mươi ba điểm, đảo
Có thể tình yêu...Chưa một lần mách bảo
Thương Trường Sa, đau đáu nhớ Hoàng Sa.
Nơi Tổ Quốc ông cha mình tạo dựng
Nhưng trong anh tâm hồn luôn chứa đựng
Hơi ấm đảo xa qua từng bộ quân phục
Chiếc mũ, lá cờ các em gửi tặng anh
Để có thể ngày mai anh có thể
Yêu nhiều hơn biển đảo của quê hương.
Anh dành cho Trường Sa chưa lớn
Chưa mênh mông như sóng nước Biển Đông
Nhưng trong anh là dòng máu Lạc Hồng
Cứ cuồn cuộn như trăm sông về biển
Có những điều đôi khi không thể hiện
Lắng trong lòng sâu dưới đáy đại dương
Nơi tôm cá tung tăng bơi lượn
Quanh Trường Sa, Nam Yết, Sinh Tồn
Anh muốn hóa mình thành nụ hôn của biển
Cứ mỗi ngày ôm thắm thiết đảo xa
Đâu Đá Lát, đâu Sơn Ca
Mắt nhạt nhòa ngóng về nơi - Tất cả
Chín mươi triệu con tim hối hả đêm ngày
Anh ước mình thành cánh chim bay
Say mê ngắm những đảo chìm, đảo nổi
Đây Phan Vinh, Thuyền Chài, Tiên Nữ
Kia Song Tử, An Bang mắt hướng về Dàn
Giữa muôn vàn sóng nước bao quanh
Mỗi trái tim hồng rực giữa biển xanh
Điểm tô thắm ba mươi ba điểm, đảo
Có thể tình yêu...Chưa một lần mách bảo
Thương Trường Sa, đau đáu nhớ Hoàng Sa.
Nơi Tổ Quốc ông cha mình tạo dựng
Nhưng trong anh tâm hồn luôn chứa đựng
Hơi ấm đảo xa qua từng bộ quân phục
Chiếc mũ, lá cờ các em gửi tặng anh
Để có thể ngày mai anh có thể
Yêu nhiều hơn biển đảo của quê hương.
Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015
CHIA HAI DÒNG SÔNG
Tư lự anh thả bước
Thả ao ước
Bên dòng sông Trà
Dòng sông cuộn đục ngầu khao khát
Trầm tư nghe sông hát
Quảng Ngãi quê mình trăm mến ngàn thương...
Thả nỗi nhớ vấn vương
Giữa màn sương đặc quánh
Nỗi nhớ chòng chành theo những bánh xe lăn
Tháng mười hai lăn tăn trên mặt sông nhảy nhót
Chợt vắng tiếng chim hót
Mưa...
Tháng mười hai đón đưa kỉ niệm
Nhớ sông Hồng thiêm thiếp một giấc mơ
Những vần thơ ngu ngơ
Thả vào trang giấy trắng - Ướt nhòe
Hà Nội lạnh
Quảng Ngãi mưa hoài không tạnh
Nên nỗi nhớ tròn vành vạnh
Sau một giấc ngủ vùi
Muốn kéo thời gian lùi
Về xưa miền nhung nhớ
Nơi hai con sông tháng năm dài bồi lở
Bỡ ngỡ
Nhận ra mình thiếu em nên dòng sông hờn ghen
Chia hai đổ ra biển.
Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015
QUÊ HƯƠNG - TỔ QUỐC TRONG LÒNG
Có những lúc trái tim con bật khóc
Máu tuôn trào thương nhớ Hoàng Sa
Nhớ da diết mùi thơm hương biển mặn
Nhưng cố lòng dặn nỗi nhớ ngủ yên
Có những lúc tâm hồn con phát điên
Khi tàu lạ ngông nghênh nơi biển cả
Có những lúc toàn thân như mệt lả
Vẫn dặn mình súng giữ chắc trong tay
Hình bóng mẹ quắt quay cùng nhịp sóng
Có những lúc lòng con chợt nổi nóng
Khi giặc kia mau chóng đắp bồi
Đứng ở Cô Lin mà lòng dạ bồi hồi
Thương Gạc Ma trong tay quân kẻ cướp
Có những lúc mưa dầm thấm ướt
Lạnh run người, sưởi ấm bằng lời Cha
Mơ tha thiết đang trong vòng tay Mẹ
Gác Sinh Tồn giữa bão táp phong ba
Ngồi ở Sơn Ca nghe câu hò ví dặm
Qua Đá Nam ôn nhớ ngày Hội Lim
Về Tiên Nữ nhâm nhi quà xứ Lạng
Có những lúc hoàng hôn chạng vạng
Lại lao mình ra vị trí phân công
Cho đến lúc biển đông ngừng báo động
Có những lúc hồn con chợt mở rộng
Đón đất liền đạp sóng ra thăm
Rồi khép lại hồn đăm đăm nỗi nhớ
Thèm biết bao hơi thở của người thân
Nghe Trường Sa lớn tiếng chuông chùa gợi nhắc
Sự yên bình nằm tất cả nơi con
Thèm vật vã tô Don miền đất Quảng
Mẹ mua về nấu buổi chiều xưa
Có những lúc giữa trưa nắng gắt
Cắt nỗi niềm từng khúc gửi người đưa
Về nơi ấy mái nhà mưa còn dột
Và đôi khi lòng con cũng thui chột
Nỗi nhớ quên đi - Kẻ thù trước mặt
Là lúc ấy trái tim con đặt
Cho quê hương, tổ quốc trong lòng.
Đinh Văn Hồng
Máu tuôn trào thương nhớ Hoàng Sa
Nhớ da diết mùi thơm hương biển mặn
Nhưng cố lòng dặn nỗi nhớ ngủ yên
Có những lúc tâm hồn con phát điên
Khi tàu lạ ngông nghênh nơi biển cả
Có những lúc toàn thân như mệt lả
Vẫn dặn mình súng giữ chắc trong tay
Hình bóng mẹ quắt quay cùng nhịp sóng
Có những lúc lòng con chợt nổi nóng
Khi giặc kia mau chóng đắp bồi
Đứng ở Cô Lin mà lòng dạ bồi hồi
Thương Gạc Ma trong tay quân kẻ cướp
Có những lúc mưa dầm thấm ướt
Lạnh run người, sưởi ấm bằng lời Cha
Mơ tha thiết đang trong vòng tay Mẹ
Gác Sinh Tồn giữa bão táp phong ba
Ngồi ở Sơn Ca nghe câu hò ví dặm
Qua Đá Nam ôn nhớ ngày Hội Lim
Về Tiên Nữ nhâm nhi quà xứ Lạng
Có những lúc hoàng hôn chạng vạng
Lại lao mình ra vị trí phân công
Cho đến lúc biển đông ngừng báo động
Có những lúc hồn con chợt mở rộng
Đón đất liền đạp sóng ra thăm
Rồi khép lại hồn đăm đăm nỗi nhớ
Thèm biết bao hơi thở của người thân
Nghe Trường Sa lớn tiếng chuông chùa gợi nhắc
Sự yên bình nằm tất cả nơi con
Thèm vật vã tô Don miền đất Quảng
Mẹ mua về nấu buổi chiều xưa
Có những lúc giữa trưa nắng gắt
Cắt nỗi niềm từng khúc gửi người đưa
Về nơi ấy mái nhà mưa còn dột
Và đôi khi lòng con cũng thui chột
Nỗi nhớ quên đi - Kẻ thù trước mặt
Là lúc ấy trái tim con đặt
Cho quê hương, tổ quốc trong lòng.
Đinh Văn Hồng
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)